Hỏi và trả lời du học nghề & làm việc tại Đức

Ngành nghề bạn có thể đi du học nghề tại Đức

  • Điều dưỡng, y tá
  • Chuyển đổi văn bằng Điều dưỡng, y tá
  • Công nghệ thông tin
  • Khách sạn, nhà hàng
  • Điện tử – Cơ khí
  • Xây dựng
  • Làm bánh
  • Đầu bếp

Ngành nghề bạn có thể đi làm việc ngay tại Đức

  • Chuyên viên in ấn, bao bì
  • chuyên viên làm bánh

Với chính sách nới lỏng visa để tạo điều kiện cho lao động nước ngoài có thể bắt đầu quá trình học tập và làm việc nhanh nhất có thể, tỷ lệ xin visa thành công của CHLB Đức vào khoảng 98%.

Đối với những trường hợp mới bắt đầu học tiếng Đức thì bạn sẽ mất khoảng 6-8 tháng để học và thi được B1 (cái này còn tùy thuộc vào khả năng tiếp thu của bạn cũng như khóa học bạn lựa chọn 

  • Trước ngày 2/3/2020 thì Đại sứ quán Đức yêu cầu tất cả hồ sơ cần phải có bằng B1 là tối thiểu. Tuy nhiên, hiện tại nhờ chính sách nới lỏng xét Visa nên các bạn chỉ cần đạt được chứng chỉ tiếng Đức bằng A2 là đủ điều kiện.
  • Riêng với ngành điều dưỡng, do thường xuyên phải giao tiếp với bệnh nhân nên trình độ tiếng đòi hỏi cao hơn 1 bậc, học sinh bắt buộc phải có bằng B1, và sang Đức sẽ học 6 tháng để thi được bằng B2.
  • Chi phí sinh hoạt trung bình tại Đức hiện tại theo cách tính của Đại sứ quán để làm căn cứ làm thủ tục chứng minh tài chính là 955 Euro (tương đương 26 triệu/ tháng).
  • Nhưng tùy theo từng thành phố, thì mức trung bình từ 700-900 Euro (từ 18 đến 23 triệu đồng/tháng)

Theo quy định của Đại sứ quán Đức, thời gian xét Visa sẽ từ 4 -12 tuần tức là khoảng 1- 3 tháng. Tuy nhiên có những hồ sơ ra Visa rất nhanh, cũng có hồ sơ phải chờ đợi khá lâu nhưng không quá 3 tháng

  • Hiện nay chỉ có 1/16 bang của Đức là thu học phí đó là bang Baden-Württemberg với mức thu học phí là 1500 Euro/ kì.
  • Tại các trường đại học công lập ở các bang khác của Đức sinh viên quốc tế được hoàn toàn miễn phí và chỉ mất phí quản lý sinh viên tầm 200 – 400 Euro/ 1 học kì.
  • Đối với chương trình nghề Đức em cần tối thiểu bằng THPT tại VN hoặc bằng Trung Cấp,
  • Chương trình này giới hạn cho độ tuổi từ 18 – 25 có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm, không tiền án, tiền sự. Để du học nghề, em cần phải có chứng chỉ tiếng Đức tối thiểu (trình độ A1, A2, B1, B2 tùy khóa học)  và tham gia lớp học kiến thức nền tại VN. 
  • Thông thường việc học lý thuyết sẽ diễn ra song song cùng việc thực hành tại viện, sẽ đảm bảo em học 40% lý thuyết và 60% thực hành.
  • Lịch học sẽ phân chia do từng trường, thông thường xếp xen kẽ luân phiên nhau, sau thời gian quy định học lý thuyết em sẽ có các bài kiểm tra.
  • Còn khi đi thực hành tại viện thì em sẽ phải nộp báo cáo cho giáo viên và thi thực hành trên bệnh nhân.

Đối với chương trình đào tạo nghề, trong hợp đồng nghề đều ghi rõ sẽ có bao nhiêu ngày nghỉ phép, thông thường sẽ từ 24 – 27 ngày/ năm học. Bạn sẽ phải lên kế hoạch và đăng kí nghỉ phép trước để trường sắp xếp nhé. Còn về nghỉ hè hoặc nghỉ đông, có trường cho có trường không.

  • Đức là quốc gia miễn học phí nên các chương trình
  • Học bổng chủ yếu giành cho các bạn nghiên cứu sinh hoặc sau đại học
  • Nếu may mắn bạn có thể xin được kí túc xá trong trường học. Ngoài ra bạn có thể lựa chọn các hình thức nhà ở khác như nhà ở sinh viên, nhà ở chung hoặc một căn hộ. Một căn hộ không thường sẽ có giá 350-400 € một tháng.
  • Ở chung sẽ rẻ hơn khoảng 250-300 € một tháng, nhà ở sinh viên giá rẻ khoảng 200-250 € một tháng.

Theo quy định, sau khi hoàn thành chương trình học tại Đức, một sinh viên quốc tế được phép ở lại Đức và tìm một công việc phù hợp với ngành đã tốt nghiệp trong thời gian 2 năm.  

  • Trong thời gian học nghề, bạn được phép làm thêm tối đa 10 giờ/tuần. Bạn có thể làm thêm tại các nhà hàng của người Việt hoặc xin làm thêm tại viện nơi thực hành luôn.
  • Tuy nhiên, vì chương trình học nghề cơ bản đã tương đối nhiều kiến thức nên bạn cần cân nhắc vấn đề này dựa trên tình hình thực tế để không lơ là việc học
  • Theo luật sinh viên quốc tế được phép làm thêm tại Đức không quá 120 toàn thời gian/ 240 bán thời gian với mức lương không chịu thuế là 450 Euro.
  • Đối với nghề NHKS, nếu bạn học và có quá trình thực tập tốt, bạn sẽ được giữ lại để làm việc.
  • Nếu không muốn làm việc tại tập đoàn nơi đã thực tập, bạn có thể xin sang các nơi khác, ngành này bạn có thể xin đâu cũng được vì ngôn ngữ sau tốt nghiệp là Anh – Đức – Pháp.
  • Sinh viên muốn đi du học Đức cần chứng minh tài chính cho việc du học. Mức chứng minh tài chính cho thời gian lưu trú:
  • Cho đến ngày 31/08/2020 vẫn chấp nhận giấy tờ chứng minh khả năng tài chính ở mức 955 Euro một tháng
  • Về nguyên tắc có thể chứng minh bằng:
  • Giấy cam kết theo quy định của điều 66, 68 Luật cư trú
  • Mở một tài khoản phong tỏa
  • Học bổng

Sinh viên muốn đi du học Đức theo diện visa quốc gia cần phải đặt lịch hẹn theo yêu cầu của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Đức tại Việt Nam. Sau khi cơ quan đại diện của Đức tiếp nhận đủ hồ sơ thì hồ sơ xin visa sẽ được xử lý trong khoảng thời gian từ 8 đến 10 tuần.

Nếu bạn tham dự chương trình Du học nghề Đức và tuân thủ mọi quy định, quy trình của chương trình, thì về cơ bản, chỉ cần bạn không vi phạm pháp luật Đức thì bạn có thể đệ trình thủ tục lên chính phủ đức để xin cấp thẻ xanh hoặc định cư.

  • Trong hợp đồng ghi rõ thời gian học thử (Probezeit).Thông thường từ 2-4 hoặc 6 tháng tùy theo.Nếu hợp đồng không ghi rõ thì hiệu lực theo luật quy định là 4 tuần.
  • Trong thời gian này Hợp đồng có thể hủy bất cứ lúc nào nếu học sinh sai phạm
  • Hết thời hạn này hai bên phải tuân theo hết những gì đã cam kết trong hợp đồng.
  • Học sinh được tôn trọng và đối xử, chế dộ như người dân CHLB Đức.
  • Khi có bất đồng có thể liên lạc với chuyên viên tư vấn của Hiệp hội dạy nghề hoặc Hội đồng Doanh nghiệp cơ sở đào tạo (Betriebsrat)
  • Khi học sinh nhận được giấy cảnh cáo (Abmahnung)cần phải xem xét lý do nhận được nó. Doanh nghiệp cơ sở đào tạo có quyền đuổi nếu đã gửi tới 2 giấy này.

Cám ơn Bạn đã ghé thăm trang web.