DU HỌC NGHỀ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TẠI ĐỨC
Du học nghề nhà hàng khách sạn là một trong những nghề được rất nhiều du học sinh Việt Nam quan tâm, lựa chọn để thực hiện giấc mơ du học, làm việc và định cư lâu dài bên Đức. Những thông tin dưới đây sẽ giúp các Bậc phụ huynh, các bạn du học sinh hiểu sâu hơn về những điều kiện tham , chi phí cũng như cơ hội việc làm tại Đức khi tham gia khóa học nghề nhà hàng khách sạn này tại Đức..
Khối nghề NHKS (tiếng Đức là Hotel – Gastronomie – gọi tắt là HoGa) là một nhóm nghề với rất nhiều nghề. Tuy nhiên học sinh Việt Nam sang theo diện học nghề nhà hàng khách sạn thì chỉ học nhóm nghề Phục vụ NHKS là Hotelfachmann-/frau (phục vụ khách sạn) và Restaurantfachmann/-frau (phục vụ nhà hàng).
Với nghề phục vụ khách sạn các bạn sẽ có 3 công việc chính sau:
Với nghề nhà hàng – khách hàng tại Đức, công việc của du học sinh chỉ là xoay quanh nhà hàng, nhưng ở mức độ chuyên sâu hơn 1 người học phục vụ khách sạn.
Khóa học nghề nhà hàng khách sạn này đào tạo xen kẽ giữa nhà hàng/khách sạn và trường dạy nghề. Bạn sẽ học lý thuyết ở trường và làm thực hành tại nhà hàng, khách sạn. Không phải nhà hàng khách sạn nào cũng có thể nhận học sinh học nghề, chỉ có những nhà hàng, khách sạn đạt đủ tiêu chuẩn và có chứng chỉ của IHK (Industrie- und Handelskammer) mới được đào tạo nghề này.
Mỗi tuần bạn sẽ học lý thuyết 2,3 ngày tại trường nghề và đi làm thực hành (có trả lương) 3,4 ngày tại nhà hàng/khách sạn. Thời gian thực hành trung bình khoảng 40h/tuần.
Bạn sẽ phải làm báo cáo hàng ngày và ghi nó vào 1 cuốn sổ công việc (Berichtsheft). Cuốn sổ này sẽ thường xuyên được kiểm tra trong quá trình đào tạo bởi giáo viên, mentor và có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả học tập của bạn.
Sau năm học đầu tiên bạn sẽ trải qua 1 kỳ thi “giữa kỳ“. Kết thúc 3 năm đào tạo bạn sẽ trải qua 1 kỳ thi tốt nghiệp, bao gồm cả lý thuyết và thực hành. Sau khi vượt qua kỳ thi này, bạn sẽ chính thức là 1 người phục vụ nhà hàng khách sạn được nhà nước công nhận, hay còn gọi là staatlich anerkannter Hotelfachmann.
Du học nghề nhà hàng khách sạn kéo dài 3 năm và có thể rút ngắn xuống còn 2 -> 2,5 năm tùy khả năng của bạn.
Tại Đức khi nói tới lương người ta luôn nói lương brutto (lương trước khi trừ thuế), do lương netto (lương sau khi trừ thuế) còn phụ thuộc vào hoàn cảnh khác nhau của mỗi người (độc thân hay đã kết hôn, có đóng thuế nhà thờ hay không, sống ở bang nào…).
Mức lương tháng dao động tùy vào từng bang, từng chủ lao động, các con số nêu ra dưới đây chỉ để bạn tham khảo (mức lương này là mức lương cơ bản, chưa kể phụ cấp làm thêm cuối tuần, ngày lễ, thưởng…):
Nhiều chủ lao động cũng cung cấp chỗ ở giá rẻ cho du học sinh học nghề. Ngoài ra trong quá trình làm việc bạn cũng thường được ăn tại chỗ làm, miễn phí hoặc với mức giá vô cùng ưu đãi.
Ở nhiều nhà hàng khách sạn bạn cũng có thể được chia tiền bo (Trinkgeld) như các nhân viên bình thường khác.
Nghề phục vụ nhà hàng khách sạn tại Đức là một trong những nghề đang thiếu nhiều nhân lực, nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm là sau khi ra trường bạn có thể dễ dàng xin việc tại các nhà hàng hay khách sạn. Mặc dù lương của ngành này thấp hơn so với du học sinh ngành điều dưỡng hay xây dựng nhưng lại là ngành mang lại cho bạn tương lai, được tiếp cận với nhiều khách hàng, nhất là giới thượng lưu.
Mức lương trước thuế trung bình sau khi ra trường rơi vào khoảng 1600 – 2400 Eur 1 tháng (so với nghề điều dưỡng và xây dựng là khoảng 2500 – 3000 Eur 1 tháng)
Học nghề không phải là điểm cuối trên con đường học vấn của bạn. Việc học lên tiếp để tiến tới những nấc thang cao hơn trong sự nghiệp là hoàn toàn khả thi. Bạn có thể học 1 khóa học nâng cao để trở thành Hotelmeister hay Restaurantmeister. Nếu bằng tốt nghiệp trung học phổ thông của bạn được cộng nhân tương đương Fachabitur tại Đức thì bạn thậm chí còn có thể học lên Bachelor, Master trong các ngành nghề như quản lý du lịch (Tourismusmanagement), quản trị kinh doanh (BWL) hay khoa học thực phẩm (Ernährungswissenschaft)
Thực ra chỉ có chính bạn mới có thể trả lời được câu hỏi này mà thôi, do mỗi người có tính cách, khả năng và nguyện vọng khác nhau. Hãy tham khảo Q&A sau để có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất nhé
Q: Du học nghề nhà hàng khách sạn có đỡ vất vả hơn các nghề khác, đặc biệt là điều dưỡng hay không?
A: Quan niệm này là hoàn toàn sai. Thực tế thì thời gian làm việc trong ngành nhà hàng khách sạn luôn là cao nhất so với các ngành nghề khác. Nếu như trong lĩnh vực điều dưỡng, thời gian làm việc của bạn luôn chuẩn chỉnh theo phân công – hay khi bệnh nhân ngủ thì bạn nghỉ….thì trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn bạn thường xuyên phải “chạy theo khách”. Sẽ không hiếm khi gần hết giờ làm việc mà một nhóm khách tới ăn và bạn lại phải “cày nốt”. Và làm ca sáng nghĩa là 4h bạn đã phải dậy và lội tuyết trắng đi làm cho kịp bữa sáng của khách…
1 vấn đề khác của nghề nhà hàng khách sạn là thời gian làm việc không liên tục. Bạn thường rất bận vào buổi trưa và chiều tối, giờ làm việc ca trưa thường kết thúc vào 14h00 và ca chiều tối bắt đầu từ 16h00. Vậy bạn sẽ làm gì trong khoảng thời gian từ 14h00 đến 16h00? Nhiều người không thể về nhà vì riêng đi về và quay lại đã mất 1-2 tiếng đồng hồ rồi. Thời gian mất đi này làm bạn cảm thấy 1 ngày của mình không hiệu quả và mình chẳng thể sắp xếp hợp lý được giữa công việc và cuộc sống riêng.
Hơn nữa đặc thù nghề nhà hàng là theo mùa (chứ không ổn định như nghề khác ví dụ điều dưỡng), mùa hè cao điểm kiếm tiền khá, mùa đông không có khách, nhà hàng nghỉ bạn chỉ được 1 mức lương vừa phải, thế là lại phải đi tìm 1 việc gì khác vá víu vào thời gian này.
Q: Học sinh việt nam có ưu điểm hay nhược điểm nào khi du học nghề nhà hàng khách sạn tại Đức?
A: Ưu điểm của người Việt Nam là vui vẻ, freundlich, phù hợp với công việc trong lĩnh vực dịch vụ. Nhược điểm lớn nhất để theo học nghề nhà hàng khách sạn có lẽ là sức khỏe và ngoại ngữ. Dù bạn có học và làm việc ở Đức bao nhiêu năm thì tiếng Đức sẽ luôn là rào cản lớn nhất. 1 điều dưỡng viên Việt Nam có thể làm việc ở các nhà điều dưỡng 5 sao nếu tay nghề tốt, tiếng Đức tốt. Nhưng cơ hội cho 1 bạn NHKS Việt Nam làm ở khách sạn 5 sao của Đức là rất thấp, bởi tiếp những khách hàng sang trọng thì cách bạn giao tiếp, nói chuyện phải chuẩn mực, tinh tế và vốn văn hóa thế nào? Ngay cả nói bằng tiếng Việt bạn có tự tin vào khả năng giao tiếp tinh tế của mình không?
Chắc bạn đã nhiều lần đọc các bài báo và xem các hình ảnh, video về lễ hội Oktoberfest. Bạn có ấn tượng với những thiếu nữ phục vụ bàn mà 2 tay sách 10 cốc bia, mỗi cốc nặng 1 lít? Ở các nhà hàng tại Đức thì việc người phục vụ 2 tay mang ra 3,4 đĩa ăn 1 lúc là bình thường. Thực tế 1 người phục vụ nhà hàng tại Đức sẽ quán xuyến kha khá bàn ăn, ngược lại ở Việt Nam là vài người phục vụ 1 bàn ăn.
1 điều nữa là bạn sẽ cạnh tranh với Trai xinh Gái đẹp cao ráo nhiều ngoại ngữ đến từ tất cả các nước Châu Âu quanh Đức. Vậy nên cơ hội lên cao của ngành này với người Việt là khá thấp.
Q: Có cần phải biết tiếng Anh không?
A: Chắc chắn là biết ngoại ngữ, hay cụ thể là tiếng Anh, là một yếu tố quan trọng với sự thành công trong sự nghiệp của bạn. Điều này cũng quyết định bạn sẽ có thể vào làm ở khách sạn/ nhà hàng 4,5 sao hay chỉ 2, 3 sao cả đời mà thôi.
Chọn ứng viên
Học viên lựa chọn chương trình, hoàn thành hồ sơ ban đầu gửi công ty. Hồ sơ sẽ gửi tới đối tác bên Đức để hoàn thiện việc sơ tuyển ban đầu
Học tiếng Đức B1
Học viên chưa có trình độ tiếng Đức từ B1 sẽ học tiếng Đức cấp tốc từ 7 - 9 tháng tại Công ty.
Phỏng vấn lấy thư mời
Học viên học tiếng Đức đạt trình độ từ A2+ sẽ được thu xếp phỏng vấn trực tiếp với đối tác bên Đức, và có thư mời học có điều kiện khi hoàn thành bước này.
Hồ sơ Visa
Hợp đồng đào tạo đầy đủ giữa ứng viên và đối tác bên Đức sẽ có ngay sau khi ứng viên có chứng chỉ B1 và công ty sẽ tiến hành nộp hồ sơ xin Visa
Học B2 tại Đức
Học viên bay sang Đức và bắt đầu học khóa tiếng Đức trình độ B2 trong khoảng 6 tháng.
Học nghề tại Đức
Hoàn thành khóa học tiếng B2, học viên sẽ bắt đầu theo học khóa học ngành nghề đã lựa chọn trong khoảng từ 12 - 36 tháng (tùy vào ngành, nghề và trình độ ban đầu của mỗi học viên)
1. Scan màu: Hộ chiếu (trang có ảnh và chữ ký) + Hộ chiếu và visa cũ (nếu có)
2. File ảnh (có thể tự chụp): 35x45mm, mắt nhìn thẳng, chụp trên nền phông trắng, nhìn rõ hai tai, sống mũi nằm chính giữa ảnh, chiều cao từ cằm đến đỉnh đầu (không kể tóc): 32-36mm.
3. Sơ yếu lý lịch, bản word (theo mẫu): Miêu tả chi tiết học gì, kinh nghiệp làm việc, kỹ năng đã đạt?
4. Thư động lực, bản word: Trình bày rõ khả năng học tập, nhấn mạnh kinh nghiệm liên quan đến nghề định học? Kế hoạch học tập. Trình độ tiếng Đức/ khi nào đạt được?
5. Scan màu + bản gốc: Bằng THPT + học bạ. Bằng cấp/ chứng chỉ, bảng điểm khác (nếu có)
6. Scan màu: Hộ khẩu gia đình: Các trang có thông tin + CCCD của bố/mẹ
7. Thư giới thiệu/xác nhận việc làm (nếu đã đi làm):
8. Sổ tiêm chủng (Lao, Bại liệt, Đậu mùa, Viêm gan B, Uốn ván, v.v) + Tiêm chủng COVID
9. Lý lịch tư pháp số 1 + Giấy khám sức khỏe đi châu Âu (tiếng Anh)
Lưu ý: (phần in đậm nộp trước để đăng ký hồ sơ)
Cám ơn Bạn đã ghé thăm trang web.